Hello mọi người!
Chào mừng các bạn đã đến với blog duyenladi.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về Typography, một phần khá quan trọng trong thiết kế.
Typography có lẽ là một khái niệm khá lạ lẫm với những bạn mới tìm hiểu về ngành đồ họa. Vậy thực sự Typography là gì? Làm thế nào để typography phù hợp với thiết kế của bạn?
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức cơ bản về Typography nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm nghe có vẻ lạ lẫm này cũng như nắm được phương pháp tiếp cận thật hiệu quả!
Nào…Bắt đầu thôi!
Contents
Typography là gì?
Khi các bạn search trên mạng xã hội, mình đoán là sẽ có rất nhiều cách định nghĩa về Typography khác nhau và ắt hẳn làm các bạn bấn loạn 🙄
Mình cũng vậy thôi. Nhưng sau khi tìm hiểu và tham khảo qua nhiều khái niệm, mình thấy tâm đắt cách định nghĩa này nhất
Typography là nghệ thuật DÙNG CHỮ để nội dung trở nên dễ đọc, dễ theo dõi và thú vị khi trình diện
Cụ thể hơn, Typography chính là cách ta sắp xếp, lựa chọn các con chữ trong các ấn phẩm truyền thông và thiết kế. Typography có ở xung quanh chúng ta, nó có thể là tên một tờ tạp chí, phần chữ hướng dẫn sử dụng trên các bao bì hay là phần chữ trên chiếc áo thun bạn đang mặc.
Hầu như không có một ấn phẩm truyền thông nào mà không có phần typography cả. Đợi đã…hãy dành 30 giây thử quan sát xung quanh xem… Mình đố bạn tìm thấy một sản phẩm nào mà không có phần chữ trên đó 🙄🙄😂
Công việc cụ thể của một typographer là gì?
Người dùng chữ trong thiết kế để giúp thiết kế trở nên dễ đọc, dễ theo dõi và thú vị được gọi là typographer. Sau đây là những công việc cần làm của một typographer.
- Mời gọi mọi người đọc văn bản
Typographer cần dùng chữ sao cho thu hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau khi hoàn thành bước này, việc tiếp theo của typography là níu giữ họ bằng tính dễ đọc.
Để dễ hình dung, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến ấn tượng lần đầu tiên khi thấy một cô gái xinh hay một anh chàng hotboy nào đó. Có phải chúng ta bị thu hút một người từ cái nhìn tổng thể rồi mới đến tính cách, cử chỉ, lời nói hay nụ cười của họ đúng không?

Đúng vậy, để trở thành một typographer giỏi cũng tương tự, hãy thu hút người xem bằng những ấn tưởng đầu tiên ở phần tổng thể để họ đi sâu hơn vào nội dung nhé.
- Tiết lộ cảm nhận nội dung của văn bản
Chỗ này nghe có vẻ khó hiểu đúng hơm? 😌
Bạn có cảm nhận như thế nào khi đọc một cuốn sách lịch sử Trung cổ?
Bạn cảm nhận như thế nào khi xem qua một cuốn tập chí về thời trang, một cuốn tạp chí khoa học?
Với những thể loại sách khác nhau, đối tượng người đọc khác nhau,… chúng ta sẽ lựa chọn font chữ với màu sắc, tính chất, đường nét khác nhau.
Ví dụ như font chữ Futura thường được dùng cho những thiết kế hiện đại trẻ trung, font chữ Garamond được dùng cho những thiết kế nghiêm túc, sang trọng và thời thượng.

Nói cách khác, khi người xem chưa đọc bất kỳ nội dung gì trong thiết kế nhưng họ cảm nhận đúng khoảng thời gian, tinh thần, phong cách hay feel của thiết kế thì typography đó thành công ở tiêu chí này.
- Làm rõ kết cấu và thứ tự của văn bản
Mắt người đọc trong vô thức được dẫn dắt bằng cách sắp xếp typo của nhà thiết kế.
Khi xác định rõ ý đồ của thiết kế là gì? Đâu là phần typo mà bạn muốn gây ấn tượng đầu tiên? Tiếp đến là những phần nào?
Hãy trả lời thật cụ thể rồi dẫn dắt phần typography trong thiết kế thỏa mãn ý đồ mà bạn đặt ra ban đầu bằng cách đặt ra các câu hỏi tự vấn nhé 😉
- Liên kết văn bản với những yếu tố khác
Typographer cần biết cách ưu tiên, sắp xếp thật thông minh giữa typo với các yếu tố khác như đồ họa vector, hình ảnh, khoảng trống,… để tạo nên tính hài hòa tổng thể trong thiết kế.
- Làm cho con chữ vừa thú vị, vừa thoái mái khi đọc
Phần chữ headline cần dùng những font chữ thu hút, ấn tượng. Tuy nhiên, phần body text bạn nên dùng chữ càng đơn giản, càng dễ đọc càng tốt, tránh các font chữ trang trí.
Phân loại type
Mình tìm hiểu qua nhiều nguồn tư liệu và thấy có nhiều cách phân loại khác nhau. Hầu như không có một quy luật nào trong việc phân loại type. Dưới đây là cách phân loại phổ biến nhất.

Script
Script là font chữ được hình thành dựa trên font chữ viết tay, được chia thành hai loại chính: Formal và Casual.
- Formal: Font chữ khá nắn nót, nghiêm túc và gò theo một style nhất định
- Casual: Font chữ viết tay khá thoải mái và mang đậm tính cá nhân của người viết.

Serif
Serif là font chữ có chân và được chia thành 4 loại: Old-style, Transitional, NeoClassical, Slab-serif
- Old-Style
- Thời gian: Thời kỳ Trung Cổ phương Tây
- Feel: cổ kính
- Một số font Old-style điển hình: Garamond, Sabon, Bembo, Goudy Oldstyle

- Transitional
- Ra đời thế kỷ XVIII khi mọi người muốn tìm đến những font chữ mới hơn Old-style.
- Nét chữ tròn, nét dày mỏng tương phản rõ nét ⇒ đậm nét hơn font Old-style
- Phù hợp với những thiết kế mang cảm giác những năm 70-80-90
- Font kinh điển: Baskerville, Bookman, Time New Roman

- NeoClassical

- Slab-serif
- Feel: hiện đại, cứng cáp, dày dặn ⇒ thể hiện cảm giác nam tính, mạnh mẽ.
- Bối cảnh ra đời: các font trước đó quá mỏng, không phù hợp cho việc nhìn từ xa. Lab-serif ra đời giải quyết vấn đề này.
- Font kinh điển: Rockwell, Serifa, Egyptian Slate

Sans-serif
Serif là font chữ không chân, được chia thành 4 loại: Grotesk, NeoGrotesk, Geometric, Humanist
- Grotesk
- Font chữ không chân nhiều width
- Feel: đương đại, mạnh mẽ
- Font kinh điển: Ideal Grotesque, Akzidenz-Grotesque, Anderson Grotesk
- NeoGrotesk
- Geometric

- Humanist

Học typography là học cách cảm nhận và luyện tập trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy kiên trì trong giai đoạn đầu của quá trình học và đừng quá lo lắng nếu bạn chưa thể dùng tốt typography nhé. Practice makes perfect!
Bài viết cũng đủ dài rồi hihi 😬😄 hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết tiếp theo 👋👋💚
Cách viết cuống hút lắm. Thanks tg
Anh vừa phát xuất 1 ý tưởng từ bài viết của em. Cám ơn nhé.
😊